Tình trạng các bệnh răng miệng ở Việt Nam đang có những con số đáng báo động: hơn 80% dân số mắc bệnh viêm nha chu, 80% dân số bị sâu răng vĩnh viễn.

Theo thống kê vào tháng 9/2019 của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, có đến 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Chủ yếu là các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm quanh răng. Trong đó, tỷ lệ dân số bị sâu răng là 80% ở người lớn và trên 85% trẻ em bị sâu răng. Nghiêm trọng hơn hết, trên 80% người trưởng thành tại Việt Nam gặp tình trạng viêm nướu, viêm quanh răng và viêm nha chu.

Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu là một bệnh răng miệng rất phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Viêm nha chu rất dễ bị bỏ qua do bệnh diễn biến âm thầm, bệnh nhân thường phát hiện khi bệnh đã nặng.

Viêm nha chu xuất hiện khi vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám vôi răng sinh sôi, khiến nướu bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn này sau đó lan dần xuống, gây tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng. Khi bị viêm nhiễm, các mô nha chu thường sưng đỏ, đau nhức.

Dần dần, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, phát triển, phá hủy xương ổ răng, hình thành các túi nha chu. Răng sẽ dần bị suy yếu đi, chức năng ăn nhai cũng sẽ giảm dần.

Viêm nha chu lâu ngày có thể gây ra đau nhức dữ dội, hôi miệng. Nghiêm trọng hơn, viêm nha chu còn có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, hô hấp, đường tiêu hóa… hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm nha chu xuất hiện

Nguyên nhân khiến bệnh viêm nha chu xuất hiện

Thông thường, tình trạng viêm nha chu xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém. Điều này tạo điều kiện cho các mảng bám vi khuẩn tồn đọng ở kẽ răng, nướu lâu ngày làm nướu răng bị viêm, sưng, thậm chí là chảy máu chân răng.

Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa thành vôi răng, nướu sẽ bị viêm nặng hơn. Đây chính là giai đoạn viêm nha chu. Không lấy cao răng theo định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày chuyển sang viêm nha chu.

Ngoài ra, viêm nha chu xuất hiện do một số nguyên nhân khác:

● Hút thuốc lá.

● Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì).

● Hệ miễn dịch kém.

● Hở kẽ răng do thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng đầu to và nhọn.

● Mắc các bệnh như tiểu cường, bạch cầu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố…

Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu

Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm nha chu:

● Nướu răng sưng đỏ, đau nhức.

● Chân răng dễ chảy máu khi chải răng, xỉa răng hay có bất kỳ tác động nào đến răng, nướu.

● Mảng bám răng và vôi răng bám nhiều trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng.

● Hơi thở hôi.

● Ấn vào nướu có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra.

● Răng lung lay, di lệch, cảm giác khó khăn khi nhai.

Ngăn ngừa viêm nha chu là bảo vệ sức khỏe của bạn

Ngăn ngừa viêm nha chu là bảo vệ sức khỏe của bạn

Bệnh nha chu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gián tiếp gây ra và làm nghiêm trọng thêm các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, việc ngăn ngừa các bệnh răng miệng là vô cùng cần thiết.

Theo các chuyên gia, bạn cần đánh răng ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 -3 phút bằng bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Để làm sạch kẽ răng, tuyệt đối không dùng tăm tre, thay vào đó là sử dụng chỉ nha khoa hoặc các thiết bị làm sạch hỗ trợ để làm sạch mảm bám thức ăn, ngăn ngừa cao răng tích tụ, gây các bệnh răng miệng.

Bên cạnh đó, mọi người nên tiếp cận các thông tin về chăm sóc sức khỏe răng miệng, cách vệ sinh răng miệng đúng, có ý thức về việc kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng. Nâng cao kiến thức về sức khỏe răng miệng sẽ giúp bạn khỏe mạnh, đồng thời tự tin hơn trong giao tiếp.